Bệnh tay chân miệng ở trẻ vô cùng phổ biến với các bé dưới 5 tuổi, và có nguy cơ gây biến chứng cao ở trẻ dưới 3 tuổi.


Việc phát hiện sớm và biết cách chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ giúp bé ngăn ngừa các hệ lụy nghiêm trọng về sau. Ba mẹ cùng Aiwibi tìm hiểu nhé!


Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì?

 

Tay chân miệng là một dạng bệnh lý truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, chủ yếu lâu lan qua đường tiêu hoá.


Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các nốt mụn nước, chất nôn, nước bọt, phân,...của người bệnh.

 

bệnh tay, chân, miệng ở trẻ


Bệnh xảy ra quanh năm và có nguy cơ bùng phát thành dịch vào khoảng tháng 2-4 và từ tháng 9-12, nhất là ở những khu vực nóng ẩm, vệ sinh kém.


Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ mắc bệnh tay chân miệng

 

Tuy là một bệnh lý lành tính nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, phù phổi,…thậm chí gây tử vong ở trẻ.

 

 

bệnh tay, chân, miệng ở trẻ

 

Các triệu chứng phổ biến thường gặp của bệnh tay chân miệng ở trẻ mà ba mẹ cần hiểu rõ gồm:


  • Ở giai đoạn ủ bệnh: tình trạnh này thường sẽ kéo dài 3-7 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ. Trẻ gần như không có dấu hiệu bất thường.
  • Ở giai đoạn khởi bệnh: tình trạng này sẽ kéo dài 1-2 ngày. Trẻ bắt đầu sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy.
  • Ở giai đoạn toàn phát: kéo dài 3-10 ngày. Trẻ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng gồm: Loét miệng, xuất hiện nhiều nốt ban có dạng phỏng nước trên cơ thể. Thông thường, nốt ban sẽ tồn tại trong khoảng 7 ngày, không vỡ loét hay gây bội nhiễm, sau khi biến mất sẽ để lại vết thâm.
  • Giai đoạn lui bệnh: sau giai đoạn toàn phát, bệnh sẽ lui trong 3-5 ngày và hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.


Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

 

Hầu như hơn 90% các bệnh tay chân miệng ở trẻ đều có thể hồi phục sau 7-10 ngày.


Khi đã phát hiện dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng, ba mẹ có thể đưa bé đi thăm khám bác sĩ khoa nhi, sau khi chẩn đoán xác định, ba mẹ cần cho bé nghỉ ngơi tại nhà, thông báo cho thầy cô giáo bé bị tay chân miệng để phòng ngừa cho bé khác.


Trường hợp bé có biểu hiện bệnh nặng khi sốt hơn hai ngày, sốt hơn 39oC, uống thuốc không hạ, hay nôn ói. Bệnh quá nặng khi trẻ có dấu hiệu thở mệt, da nổi bông, không thấy mạch hay mạch quá nhanh, ba mẹ nên cho bé nhập viện điều trị.


Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách

 

Để trẻ hồi phục không có biến chứng, ba mẹ cũng không nên qua loa mà nên chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách theo một số lưu ý sau:

 

bệnh tay, chân, miệng ở trẻ

 

  • Đảm bảo trẻ uống đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày: Sốt do bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói hay tình trạng đau khi nuốt do các vết loét trong miệng khiến trẻ lười uống nước, cơ thể mất nước nghiêm trọng. Vì vậy, ba mẹ nên đốc thúc trẻ uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và các loại thuốc hạ sốt, giảm đau phù hợp với thể trạng sức khỏe của trẻ. 
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý, tắm rửa, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày cũng là mà một cách nhanh hết tay chân miệng
  • Chăm sóc các tổn thương ngoài da bằng các dung dịch sát khuẩn nhằm tránh bội nhiễm khi các nốt mụn nước bị vỡ.
  • Cách ly trẻ mắc bệnh với bạn bè và những người thân khác trong gia đình nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh. Khi vào thăm, chăm sóc cho trẻ, ba mẹ tốt nhất nên đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn trước và sau khi ra khỏi phòng thật cẩn thận.
  • Các vật dụng cá nhân: quần áo, tã lót, bình sữa, ly uống nước, chén ăn,… nên được vệ sinh riêng và sát khuẩn bằng nước sôi hoặc dung dịch chuyên dụng.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho trẻ mỗi ngày.

.

TỔNG KẾT

 

Hiện tại, vẫn chưa có vaccine phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ. Do vậy, biện pháp chính để giúp trẻ nhanh khỏi tay chân miệng vẫn là vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (nhất là sau khi thay quần áo, tã lót, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt), rửa sạch đồ chơi, sàn nhà bằng Cloramin B hoặc nước Javel, cách ly trẻ bệnh trong vòng 7 – 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh.


Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn. Hãy truy cập website aiwibi.vn thường xuyên và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé toàn vẹn nhé.

×