Với sức đề kháng còn non nớt của trẻ, đặc biệt là các trẻ sơ sinh, mọi tác động đến con ba mẹ đều nên cân nhắc thật cẩn thận, đặc biệt là thời tiết nắng nóng ở Việt Nam mỗi khi vào hè và ba mẹ cần phải sử dụng điều hòa cho con.


Ba mẹ không nên quyết định nhiệt độ trong phòng có trẻ mới sinh theo cảm giác của mình.  Dùng điều hòa không đúng cách dễ làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, sốt và bệnh tiêu chảy,... ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.


Bên cạnh đó, việc trẻ ở trong phòng điều hòa cả ngày thay vì ra ngoài sẽ khiến trẻ không tổng hợp được vitamin D từ ánh nắng mặt trời, dẫn tới tình trạng hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém về ban đêm, sức đề kháng suy giảm.


Cùng Aiwibi khám phá những quy tắc để giữ ấm cho trẻ khi nằm điều hòa ngay sau đây!


1.Nhiệt độ và thời gian thích hợp để giữ giữ ấm cho trẻ khi nằm điều hòa

 

Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5-37,5 độ C

 

Nếu ba mẹ cho trẻ mặc quần áo, mang bao tay, vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì sẽ có thể cho trẻ nằm điều hòa ở mức nhiệt độ phòng từ 26-28 độ C.

 

Giữ ấm cho trẻ khi nằm điều hòa


Ở nhiệt độ này đối với người lớn, nhất là người mập mạp có thể sẽ nóng nực nhưng với trẻ sẽ lạnh và phải giữ ấm cho trẻ khi nằm điều hòa.


2. Kiểm tra thân nhiệt của trẻ

 

Một điều cần đặc biệt lưu ý nữa là ba mẹ không nên để điều hòa quá lạnh và khô, nhiệt độ chênh lệch nhiều với bên ngoài (khoảng dưới 10 độ C). Vì vậy ba mẹ nên đặt trong phòng con một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ và độ ẩm hàng ngày.

 

Giữ ấm cho trẻ khi nằm điều hòa

 

Ngoài ra, ba mẹ nên kiểm tra thân nhiệt trẻ thường xuyên, nếu thấy trẻ ra mồ hôi cần lau khô, đặc biệt là vùng lưng, ngực nếu không trẻ có thể sẽ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp.


3. Những điều cần lưu ý và hướng dẫn cách giữ ấm cho trẻ khi nằm điều hòa

 

Nhằm không để việc nằm điều hòa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, ba mẹ có thể tham khảo những quy tắc giữ ấm cho trẻ khi nằm điều hòa sau:

 

Giữ ấm cho trẻ khi nằm điều hòa

 

  • Không nên cho trẻ nằm điều hòa 24/24: khoảng 3-4 giờ sử dụng, ba mẹ nên tắt điều hoà, mở cửa cho không khí bên ngoài cùng với độ ẩm tự nhiên lùa vào phòng. 
  • Không cho trẻ nằm ngay nơi hơi lạnh được thổi ra từ điều hòa: Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu, bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp. Ba mẹ nên đặt điều hòa ở trên cao, cánh cửa gió không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, tốc độ quạt gió ở mức thấp nhất.
  • Không để quạt máy trong phòng có máy điều hòa.
  • Phòng ốc cần thông thoáng, sạch sẽ không được để quá nhiều đồ vật trong phòng (dễ phát sinh nấm mốc) và tạo độ ẩm thường xuyên cho phòng.
  • Không nên có quá nhiều người trong phòng (dễ lây lan các bệnh lây truyền qua đường hô hấp).
  • Không nên bế trẻ ra vào phòng thường xuyên vì sự chênh lệch nhiệt độ có thể làm trẻ bị tăng tiết dịch ở mũi và họng.
  • Cho trẻ bú sữa đầy đủ và uống nhiều nước: Việc đáng lo ngại nhất của bé khi nằm phòng điều hòa là bị mất nước. Mất nước không những khiến cơ thể trẻ suy nhược, dễ bị ốm mà còn khiến trẻ gặp các tình trạng táo bón do phân cứng khó tiêu. Ba mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi con nằm điều hòa. Cho dù đó là nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp…thì đều có công dụng bù nước cho cơ thể trẻ. 

 

TỔNG KẾT

 

Như vậy, với chỉ cần thuộc lòng những quy tắc giữ ấm cho trẻ khi nằm điều hòa Aiwibi chia sẻ trên, ba mẹ có thể cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nằm trong phòng điều hòa mà không lo bị ốm rồi!. 


Đừng quên truy cập website aiwibi.vn thường xuyên và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé toàn vẹn nhé.

×