Đứng trước các triệu chứng hăm tã dễ dàng xảy ra đối với một làn da nhạy cảm của bé sơ sinh, khiến không ít ba mẹ đã phải bóp trán đau đầu.


May mắn thay, kem chống hăm có thể làm dịu đi sự khó chịu cho bé.


Hăm tã là gì?

 

Hăm tã là hiện tượng vùng da mặc tã bỉm của bé bị nổi mẩn đỏ, phát ban. 


Tình trạng hăm tã thường bắt gặp ở những bé mặc tã cả ngày gây kích ứng, hoặc do chế độ ăn thay đổi khiến cơ thể bé chưa thích ứng, khiến bé đi ngoài nhiều.

 

kem chống hăm cho bé sơ sinh


Nguyên nhân gây hăm tã

 

Để lý giải nguyên nhân gây nên tình trạng hăm tã ở bé sơ sinh và tìm cách phòng tránh, ba mẹ cần lưu ý những yếu tố sau:


  • Do vùng da tiếp xúc với tã bỉm quá lâu, gây đổ mồ hôi, ẩm ướt dễ gây ra tình trạng kích ứng, dù ba mẹ đã sử dụng loại tã có độ thấm hút tốt và cũng thường xuyên thay tã cho bé.
  • Do tã bé đang mặc chưa đúng size nên bó chặt, ma sát nhiều với da bé.
  • Do da bé nhạy cảm với hóa chất của loại tã bé đang mặc, hoặc nhạy cảm với nước giặt, nước xả vải,...ngoài ra các thành phần hương liệu có trong sản phẩm tắm gội cho bé cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng.
  • Do bé thường xuyên dùng kháng sinh, dùng thuốc cũng dễ khiến bé bị hăm tã vì kháng sinh tiêu diệt cả các lợi khuẩn tốt cho da. Thêm nữa, bé dùng nhiều thuốc cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa bé yếu đi, dễ đi ngoài, tiêu chảy, làm vùng mông ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Nước tiểu và phân tích tụ quá lâu trong tã bỉm cũng sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Do khí hậu, thời tiết ở Việt Nam nóng ẩm, đặc biệt là vào mùa hè.


Dấu hiệu bé bị hăm tã

 

Để có biện phát điều trị kịp thời, không để lại di chứng, tổn thương về sâu cho da bé, ba mẹ nên quan tâm một số dấu hiệu sau:


  • Vùng da tiếp xúc với tã bỉm như các ngấn ở mông, đùi, bẹn của bé xuất hiện mẩn đỏ, khiến bé khó chịu, ngủ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc.
  • Da bé xuất hiện các vết sưng tấy, sau đó phồng rộp lên, bên trong có chứa dịch vàng.



Cách bôi kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

 

kem chống hăm cho bé sơ sinh

 

Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ


Bề mặt da tay luôn là nơi ẩn chứa vô vàn vi khuẩn. Vì vậy, trước khi bôi kem chống hăm cho bé sơ sinh, ba mẹ nên vệ sinh tay cẩn thận bằng nước rửa tay hoặc xà phòng để tránh truyền vi khuẩn từ tay sang da bé nhé.


Bước 2: Vệ sinh vùng da hăm tã của bé


Ba mẹ hãy rửa nhẹ nhàng và lau vùng da bị hăm của bé bằng nước sạch. Đặc biệt lưu ý nên lau nhẹ nhàng, không chà xát mạnh tay để tránh làm tổn thương vùng da bị hăm của bé. Sau đó, ba mẹ hãy lau khô da bé bằng khăn sữa.


Bước 3: Bôi kem chống hăm cho bé sơ sinh


Ba mẹ mở nắp hộp kem chống hăm cho bé sơ sinh và lấy một lượng vừa đủ, bôi kem thành một lớp mỏng đều, không nên bôi quá nhiều vì dễ làm bí bách da bé và khiến tình trạng hăm da nghiêm trọng hơn. 


Sau đó, ba mẹ hãy dùng đầu ngón tay thoa đều kem chống hăm cho bé sơ sinh lên vùng da bị tổn thương và những vùng da lân cận để ngăn hăm da lây lan.


Có nên bôi kem chống hăm thường xuyên sau mỗi lần thay tã?

 

Câu trả lời là có ba mẹ nhé. Để hạn chế tình trạng hăm tã, ba mẹ nên thoa kem chống hăm tã cho bé sơ sinh sau mỗi lần thay tã. Bởi sản phẩm không chỉ tạo lớp rào chắn để bảo vệ làn da bé khỏi tác nhân gây hại bên ngoài, mà còn bổ sung các hoạt chất kháng khuẩn , kháng viêm và tái tạo tế bào da.

 

kem chống hăm cho bé sơ sinh


Đồng thời kem chống hăm cho bé sơ sinh còn có tác dụng xoa dịu các vết hăm và dưỡng ẩm, trả lại cho bé bề mặt da mịn màng.


Hãy nhớ rằng, mỗi em bé là duy nhất, và những gì hiệu quả đối với bé này có thể sẽ không có tác dụng đối với bé khác. Luôn tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu phát ban vẫn còn hoặc tệ hơn ba mẹ nhé!


Và đừng quên truy cập website aiwibi.vn thường xuyên và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé toàn vẹn.

×