Trẻ sau sinh vừa chào đời sẽ cất tiếng khóc đầu lòng, đánh dấu cột mốc cho việc phải rời xa "ngôi nhà” ấm áp đã bao bọc và nuôi dưỡng mình trong suốt 9 tháng 10 ngày và tập thích nghi với môi trường bên ngoài.


Trong bài viết sau đây, Aiwibi sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh lần đầu làm ba làm mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A-Z, giúp bé thích nghi một cách nhanh nhất.


1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu đời

 

Giai đoạn 7 ngày đầu sau khi rời khỏi bụng mẹ là khoảng thời gian đầy thách thức cho cả trẻ và ba mẹ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao.


Vào giai đoạn này bé ngủ rất nhiều, gần như chỉ thức dậy khi đói, khi tè dầm ướt tã hoặc thân nhiệt đang quá nóng hay quá lạnh. Vì vậy ba mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên theo một vài lưu ý sau:

 

chăm sóc trẻ sơ sinh

 

  • Luôn giữ ấm cho trẻ: nếu trẻ bị lạnh rất dễ sinh bệnh về đường ho hấp. Trong tuần đầu tiên này, trẻ nên được nằm cùng mẹ (nếu sức khỏe của mẹ đã ổn định sau sinh). Bởi vì điều này giúp trẻ cảm nhận được hơi ấm trực tiếp từ mẹ, và mẹ có thể để mắt đến con mọi lúc, xử lý kịp thời nếu có vấn đề gì xảy ra với con.
  • Cho trẻ bú đủ sữa: khi còn trong bụng mẹ, chất dinh dưỡng chủ yếu của trẻ là từ máu của mẹ truyền cho con qua nhau thai. Khi ra khỏi bụng mẹ, nguồn dinh dưỡng bị cắt mất trẻ sẽ dễ cảm thấy đói, rét, ba mẹ cần phải đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé ăn, đáp ứng kịp thời bất cứ khi nào bé đói. Aiwibi khuyến khích mẹ nên bổ sung cho bé sữa non ( dòng sữa do tuyến vú mẹ tiết ra trong 7 ngày đầu sau sinh). Tuy nhiều người cho rằng dòng sữa non rất loãng, không có dưỡng chất nên thường vắt bỏ, nhưng trên thực tế, các chuyên gia y tế đã kiểm nghiệm và xác thực những trẻ được bú sữa non ngay sau khi sinh thì nguy cơ bị tiêu chảy và viêm phổi là rất thấp. Vì vậy mẹ đừng lãng phí dòng sữa này mà hãy cho con bú ngay sau khi chào đời để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mẹ nhé!
  • Các biểu hiện sinh lý ở trẻ: ba mẹ hãy quan sát nếu quá 2 ngày không thấy trẻ đi ngoài và kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: khóc nhiều, hay sặc khi bú, cứng hàm, tím tái, khó thở, ngủ li bì, sốt... thì cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe ngay. 

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Bước qua giai đoạn mẫn cảm sau 7 ngày, ba mẹ cũng không nên lơ là mà hãy kiên nhẫn chăm sóc trẻ sơ sinh theo những lưu ý sau đây:


Chăm sóc trẻ sơ sinh khi ăn: 

Tuy phản xạ bú sữa mẹ là bản năng nhưng trẻ vẫn cần sự trợ trợ giúp không nhỏ đến từ cha mẹ. Trong trường hợp cho trẻ ăn không đúng cách rất có thể sẽ khiến trẻ bị nôn trớ, ọc sữa, sai khớp ngậm, ngạt thở rất nguy hiểm. 

 

chăm sóc trẻ sơ sinh


Đối với những trẻ sơ sinh ti mẹ trực tiếp thì mẹ cần cho bé ngậm đúng khớp vú, nếu đầu ti mẹ ngắn khiến trẻ không chịu hợp tác mỗi khi bú, mẹ hãy chịu khó mát xa bầu ngực, kích thích cho núm vú dài ra. Đồng thời mẹ hãy chú ý tốc độ chảy của tia sữa và điều chỉnh thích hợp, nếu sữa chảy quá mạnh sẽ khiến trẻ dễ bị ọc trớ sữa. 


Đối với những trẻ bú bình thì hãy giữ cho trẻ ngậm hết đầu ti của bình và nên đảm bảo toàn bộ vùng đầu bình ti được lấp đầy sữa để tránh tình trạng bé nuốt phải nhiều không khí trong khi bú. 


Sau khi trẻ bú xong, ba mẹ hãy từ từ bế trẻ lên và vỗ nhẹ bụng bé cho bé ợ hơi để đẩy không khí thừa trong bụng bé ra ngoài. Khi đặt bé nằm xuống trở lại nên để vùng đầu bé cao hơn thân người một chút hoặc nằm nghiêng để tránh bị trớ sữa ra ngoài, không nên để bé nằm trong tư thế úp người xuống.


Tắm rửa và vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh cần mất ít nhất 7 - 10 ngày để rụng cuống rốn. Đây cũng là khoảng thời gian vi khuẩn dễ tấn công.


Vì vậy sau khi tắm, ba mẹ hãy sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh rốn cho trẻ và lau nhẹ nhàng cho vùng rốn nhanh khô.

 

chăm sóc trẻ sơ sinh


Lưu ý là ba mẹ không nên băng rốn bé lại trong giai đoạn này mà hãy để nó được thông thoáng cũng như ba mẹ không nên bôi bất kỳ thuốc gì lên rốn, vì đây là iện tượng tự nhiên của cơ thể, không cần dùng biện pháp nào để can thiệp.


Khi tắm cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần chuẩn bị sẵn đầy đủ tã, bỉm, khăn tắm, khăn lau, sữa tắm, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi...bên cạnh để có thể tiện trong việc thao tác. Các thao tác khi tắm cho trẻ sơ sinh cũng cần nhẹ nhàng để không làm tổn thương làn da non nớt của trẻ. Nơi tắm cho trẻ sơ sinh cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, kín gió.


Ba mẹ hãy cố gắng dành thời gian xem xét và lựa chọn loại tã, bỉm có độ thấm hút tốt, ít hương liệu, mỏng nhẹ và thông thoáng để trẻ không bị hăm da khi mặc.


Các loại tã/bỉm có vạch báo sẽ là lựa chọn tối ưu để nhận biết chính xác thời gian cần thay tã/bỉm cho con. Đây cũng là tiêu chí mà Aiwibi muốn mang đến cho ba mẹ để ba mẹ có thể dễ dàng chăm sóc trẻ sơ sinh một cách toàn vẹn nhất.


Một điều ba mẹ cần lwuu ý khác là không nên đội mũ quá nhiều cho trẻ bất kể ngày đêm. Bởi vì khác với người lớn, trẻ em thường thoát nhiệt qua da đầu, đặc biệt là khi đi ngủ khiến mồ hôi toát ra không thoát đi được và trẻ sẽ bị cảm lạnh. Vì vậy ba mẹ đừng bịt kín phần thóp của bé khi ngủ.


TỔNG KẾT

 

Có thể nói không phải ai cũng làm tốt việc chăm sóc trẻ sơ sinh trong lần đầu làm ba làm mẹ. Điều quan trọng là ba mẹ hãy luôn cố gắng kiên nhẫn, dành thêm thời gian để tìm hiểu về cách chăm bé sơ sinh khoa học, từ đó đảm bảo trẻ được phát triển khỏe mạnh trong tương lai.


Hãy truy cập website aiwibi.vn thường xuyên và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé toàn vẹn nhé.

×