Táo bón là tình trạnh chung mà khá nhiều trẻ em gặp phải. Tuy không gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nhưng kéo dài lâu ngày sẽ gây khó khăn trong việc điều trị. 


Trong bài viết này, Aiwibi sẽ chia sẻ cùng ba mẹ các dấu hiệu nhân biết táo biết, nguyên nhân gây táo bón và cách khắc phục táo bón, ba mẹ đừng bỏ lỡ nhé!


Táo bón ở trẻ là gì ? Triệu chứng trẻ bị táo bón

 

Táo bón là tình trạng trẻ đi vệ sinh ít hơn 3 lần/tuần, hoặc đi tiêu khó khăn, đau đớn, khó chịu. Theo tiêu chuẩn của NICE (National Institute for Health and Care Excellence) năm 2010, táo bón sẽ được xác định nếu có ít nhất 2 trong số các tiêu chí sau:


  • Có số lần đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần, hoặc số lần đi tiêu không thường xuyên so với bình thường;
  • Phân to, cứng, có thể làm nghẹt toilet;
  • Trẻ khó chịu, căng thẳng và đau đớn mỗi khi đi tiêu, cộng với gắng sức rặn làm chảy máu hậu môn;
  • Từng bị táo bón trước đây;
  • Tiền sử hoặc đang bị nứt hậu môn, đau và chảy máu do phân cứng.

 

táo bón ở trẻ



Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

 

Thông thường, nguyên nhân gây táo bón ở trẻ được chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân thực thể (5%) và nguyên nhân chức năng (95%).


Đối với nguyên nhân thực thể, tức trẻ đang gặp vấn đề với một số loại bệnh trong cơ thể dẫn đến hệ quả bị táo bón, có thể kể đến như:

  • Bệnh cường giáp: Trẻ gặp tình trạng giảm hoạt động ở cơ ruột và một số triệu chứng khác.
  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc chứng bệnh này sẽ thường có triệu chứng ói mửa, đi tiêu phân có kích thước nhỏ. 
  • Bệnh đái tháo đường (tiểu đường): một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ cũng bắt nguồn từ bệnh đái tháo đường.
  • Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như bệnh bại não, chứng chậm phát triển tâm thần, các bệnh lý cột sống… cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. 

 

Đối với nguyên nhân chức năng, tức trẻ đang gặp vấn đề với các chế dinh dưỡng không khoa học và có thể dễ dàng khắc phục như:

  • Chế độ ăn thiếu hụt chất xơ từ các loại rau củ quả là nguyên nhân hàng đầu gây táo bón ở trẻ.
  • Trẻ bị thiếu nước hoặc mất nước cũng sẽ bị táo bón bởi cơ thể thiếu nước sẽ hấp thụ chất lỏng ở bất cứ đâu trong cơ thể, vô tình khiến phân cứng hơn.
  • Thành phần protein trong các loại sữa công thức cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ dùng quá nhiều sữa công thức, phân sẽ cứng và có màu xanh. Hoặc chứng táo bón có thể gặp phải khi bé cai sữa mẹ do bé mất nguồn cung cấp nước. Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh ăn phải thức ăn đặc cũng sẽ khiến trẻ bị táo bón.

 

táo bón ở trẻ


Dấu hiệu táo bón ở trẻ

 

Bên cạnh việc đi tiêu ít hơn bình thường, ba mẹ cũng có thể quan sát con qua các dấu hiệu sau:

  • Thường hay ôm bụng, đau ở vùng dạ dày (vùng bụng);
  • Khó chịu, thay đổi hành vi, không vui vẻ, hay cáu gắt;
  • Hay sốt ruột, bồn chồn cần phải đi vệ sinh;
  • Cảm thấy mệt mỏi, muốn nôn và nôn
  • Biếng ăn, ăn không ngon miệng, không hấp thụ được dưỡng chất dẫn đến chậm phát triển thể chất và trí tuệ;


Cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ

 

Hầu hết trẻ gặp phải tình trạng táo bón đều do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, ba mẹ có thể tham khảo cách xây dựng chế dinh dưỡng khoa học cho trẻ sau:

  • Cân đối các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho trẻ thông qua các bữa ăn hàng ngày.
  • Hạn chế cho trẻ ăn uống đồ ngọt, đồ nhiều chất béo để hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
  • Bổ sung các loại sinh tố để cơ thể trẻ hấp thu được các vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, đủ lượng nước khuyến nghị mỗi ngày.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc tăng cường nhu động ruột cho trẻ.

 

táo bón ở trẻ


Ngoài ra, ba mẹ có thể hướng dẫn thêm cho trẻ các tư thế đi ngoài đúng, tốt nhất nên điều chỉnh cho đầu gối cao hơn hông hoặc cho bé ngồi xổm, tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn 1 lần/ngày vào mỗi buổi sáng hoặc buổi tối để hạn chế việc bị táo bón.


TỔNG KẾT

 

Việc ba mẹ trang bị những kiến thức cơ bản về cách khắc phục đúng cách sẽ giúp giúp bảo vệ trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển thông minh. Truy cập website aiwibi.vn thường xuyên và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé toàn vẹn nhé.

×