Cách thay tã cho trẻ sơ sinh nhẹ nhàng, nhanh gọn, không khiến bé khó chịu tuy nghe thì dễ nhưng lại lại vấn đề nan giải cho các bậc phụ huynh lần đầu làm ba mẹ.


Trong bài viết dưới đây, Aiwibi sẽ chia sẻ với mẹ hướng dẫn 5 bước thay tã cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn khoa học, mẹ đừng bỏ lỡ nhé!


Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để thay tã cho trẻ sơ sinh

 

Để thay tã cho trẻ sơ sinh đúng cách, các mẹ cần chuẩn bị theo một số thao tác sau:


Đầu tiên, mẹ hãy rửa tay thật sạch và lau khô nhằm đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng viêm nhiễm khi tiếp xúc với làn da non nớt của bé.


Tiếp đến, mẹ hãy để sẵn các vận dụng cần thiết quanh khu vực thay tã cho bé để giúp mẹ thao tác nhanh chóng, tránh việc luống cuống tìm đồ khi thực hiện. 


Các vật dụng cần chuẩn bị bao gồm:


  • Một miếng tã dán hoặc miếng lót sơ sinh. Với miếng lót sơ sinh, mẹ cần tháo 2 lớp keo trên miếng lót và dán trực tiếp lên tã chéo hoặc quần đóng bỉm. Sau đó mẹ hãy đặt bỉm đã chuẩn bị ở vị trí gần mình nhất. Với tã dán, mẹ hãy trải ra sẵn và kéo nhẹ để bề mặt tã phẳng và đặt sản phẩm trong tầm tay.
  • Một bịch khăn giấy ướt (ưu tiên không mùi) dành riêng cho trẻ sơ sinh
  • Một chậu nước ấm và khăn bông lau mềm mại cho bé
  • Một bộ quần áo mới sạch sẽ cho bé
  • Một lọ kem dưỡng ẩm, kem chống hăm tã để bôi lên da trước khi thay tã cho bé (nếu có)

 

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

 

Lưu ý: mẹ nên thực hiện tại nơi kín gió, đảm bảo vệ sinh và khô thoáng. Nếu không thể trang bị các bàn thay tã cho trẻ sơ sinh chuyên dụng, mẹ có thể đặt một tấm chăn, khăn tắm hay thảm thay lên bề mặt phẳng như sàn hoặc giường ngủ. 


Bước 2: Tháo miếng tã bỉm đã qua sử dụng trên người bé

 

Đến bước này, mẹ cần tháo và xử lý miếng tã bỉm đã qua sử dụng theo cách quy trình sau:


  • Mẹ gỡ miếng dán trên miếng tã đã qua sử dụng rồi gấp lại nhanh chóng để tránh chất thải dính vào người bé. Sau đó kéo hơn nửa miếng bỉm đã qua sử dụng từ vùng kín bé xuống dưới. Nếu là bé trai, mẹ nên sử dụng một tấm vải sạch để che đi phần dương vật nhằm tránh tình trạng bé đi tè ướt người. 
  • Nếu không may dính phải phân bên trong tã bỉm, mẹ có thể sử dụng mặt trước tã để túm gọn lại hoặc lau sạch chất thải đi.
  • Tiếp đến mẹ hãy nâng từ từ hai chân của bé lên khỏi mặt bàn bằng cách nắm nhẹ phần mắt cá và gập đôi miếng bỉm dính bẩn bằng tay còn lại. Nhanh chóng lấy gọn miếng tã bỉm đã sử dụng ra khỏi mông bé và lau dọn sạch sẽ. Mẹ hãy đặt một tay lên người con để giữ cố định nếu phải xoay người lấy vật dụng. 

 

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh


Trong quá trình tháo miếng tã đã qua sử dụng cho bé, mẹ nên tập trung vào công việc của mình và tránh bị gián đoạn bởi bất kỳ điều gì như điện thoại, chuông cửa hay ấm nước đang sôi…


Bước 3: Cách vệ sinh khi thay tã cho bé

 

Có thể nói đây là bước quan trọng và nan đề nhất khi phải thay tã cho trẻ sơ sinh mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng cần đặc biệt lưu ý. Cụ thể như sau:


  • Mẹ tiến hành làm sạch phần trước của bé bằng khăn mềm ẩm hoặc khăn ướt dành riêng cho trẻ sơ sinh. Nếu là bé gái, mẹ nên lau từ trước ra sau phần hậu môn để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng âm đạo gây viêm nhiễm. Nếu là bé bé trai, mẹ nên tiến hành lau nhẹ nhàng cả vùng bẹn và dương vật của bé, tránh chà xát quá mạnh.
  • Trong quá trình thay tã, nếu bé đi nặng, mẹ cần dùng khăn giấy ướt chuyên dụng riêng cho trẻ sơ sinh để vo phần chất thải lại rồi làm sạch vùng mông. Mẹ có thể nâng từng chân một lên rồi nghiêng nhẹ người bé sang một bên để vệ sinh cả phần đùi và hậu môn nhằm giúp cho da của bé khô thoáng cùng lúc.
  • Ngoài ra, để tránh hăm tã và khiến bé ngứa ngáy, các mẹ nếu có điều kiện hãy tìm mua và bôi thêm một lớp kem chuyên dụng cho bé. Bằng cách vệ sinh khi thay tã cho bé, cũng như luôn giữ khô thoáng ở mông và vùng kín khi liên tục kiểm tra tình trạng tã cho bé cũng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng khó chịu này nhé.


Bước 4: Cách đóng bỉm cho bé không bị tràn

 

Sau khi thao tác xong các bước ở trên, các mẹ có thể bắt đầu thay tã cho trẻ sơ sinh theo từng bước như sau:


  • Đặt bé lên tã, kéo phần trước tã qua chân lên ngang bụng bé
  • Cố định khóa dính lên đai trước bụng sao cho phù hợp với vòng bụng bé
  • Điều chỉnh vách chống tràn luôn nằm phía ngoài chun chân để ngăn tràn tối đa

Một điều cần lưu ý cho mẹ về cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn là mẹ nên bẻ gập phần eo phía trước của miếng bỉm, tuyệt đối không kéo bỉm lên cao cọ sát với phần rốn chưa rụng của bé. Hãy nhớ rằng, cần giữ rốn con được sạch sẽ và khô thoáng để rốn con nhanh rụng nhé. 


Ngoài ra, để con không quấy khóc khi đóng bỉm, cha mẹ nên nói chuyện cùng con, vỗ về con và thời gian thay bỉm lý tưởng là từ 30 – 40 giây mỗi lần thay.


Bước 5: Kiểm tra độ thoải mái sau khi thay tã cho trẻ sơ sinh

 

Khi đã hoàn tất bước thay tã mới cho bé, mẹ hãy kiểm tra một lần nữa nữa khoảng cách giữa bỉm và eo sao cho vừa đủ để chèn hai ngón tay vào giữa.


Việc mặc tã quá chật sẽ khiến bé khó chịu, khó vận động, gây ra các vết hằn đỏ mà còn dễ mắc chứng hăm tã.


Nhằm giúp bé thoải mái vận động hơn, ba mẹ có thể lựa chọn tã dán Aiwibi. Sản phẩm được xuất xứ từ Úc và đã được vô số bà mẹ lựa chọn và tin dùng.

 

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh


Hy vọng rằng với hướng dẫn cách thay tã cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn trên, hành trình chăm sóc bé đã dễ dàng hơn cho mẹ. Hãy truy cập website aiwibi.vn thường xuyên và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé toàn vẹn nhé.



×