Da trẻ nhỏ vô cùng mong manh, trẻ bị muỗi đốt dù trong trường hợp vô hại nhất cũng sẽ gây ngứa và đau. Khi bé mới được vài tháng tuổi, bé thậm chí còn chưa hiểu chính xác mình đau và ngứa ở đâu.


Làm ba mẹ, hãy cố gắng nhận biết nguyên nhân trẻ khóc và phòng trường hợp trẻ bị muỗi đốt sưng to nhé.


Tại sao một số trẻ bị muỗi đốt thường xuyên?

 

Nguyên nhân để lỳ giải cho việc vì sao bé dễ bị muỗi đốt nhiều hơn so với những bé khác và những người bên cạnh gồm:

 

trẻ bị muỗi đốt

 

  • Trẻ có nhóm máu O
  • Trẻ bận quần áo tối màu
  • Trẻ chơi đùa vận động nhiều
  • Trên da trẻ có nhiều vi khuẩn tự nhiên trú ngụ
  • Trẻ thích chơi đùa trong bóng râm, nơi muỗi ẩn nấp.


Trẻ bị muỗi đốt bôi gì cho nhanh khỏi?

 

Ba mẹ có thể điều trị vết đốt ở trẻ bằng các cách sau:

 

trẻ bị muỗi đốt

 

  • Rửa kỹ vùng da trẻ bị muỗi đốt bằng xà phòng và nước.
  • Dùng túi chườm lạnh để giảm sưng hoặc ngứa.
  • Thoa kem hydrocortisone, kem kháng histamin, kem dưỡng da calamine, hoặc hỗn hợp làm từ baking soda và nước nhiều lần mỗi ngày. Lưu ý, không bôi calamine hoặc bột baking soda lên vết muỗi đốt gần mắt hoặc bộ phận sinh dục của bé.
  • Cắt ngắn móng tay để đề phòng trường hợp trẻ khó chịu và gãi, làm trầy xước vết thương và gây nguy cơ nhiễm trùng.


Trẻ bị muỗi đốt sưng to thì phải làm sao?

 

Phản ứng tức thì của chúng ta khi thấy vết muỗi đốt sưng to đó là gãi ngứa, và trẻ bị muỗi đốt cũng sẽ có hành động như vậy.


Tuy nhiên, đây lại chính là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng phức tạp hơn. Nhất là với những bé có làn da  nhạy cảm với nọc độc của muỗi. Khi đó vết muỗi không chỉ sưng to mà còn kèm theo chảy máu. Thậm chí là nhiễm trùng da.


Ba mẹ có thể thực hiện những bước Aiwibi hướng dẫn ở trên, nếu nhận thấy trẻ bị muỗi đốt có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như đau đầu, sốt, nôn, ói mửa, có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi kèm theo phát ban,..., ba mẹ nên đưa bé đến thăm khám ở các cơ sở y tế gần nhất nhé.


Các để phòng tránh trẻ tránh khỏi tình trạng bị muỗi đốt

 

Bên cạnh việc điều trị các triệu chứng khi trẻ bị muỗi đốt, việc phòng tránh cũng nên được ba mẹ đặt lên hàng đầu với những phương pháp sau:

 

  • Phát quang bụi rậm xung quanh nhà
  • Đậy kín các lu nước, không để vật dụng động nước khiến muỗi sinh sôi
  • Tránh các trang phục tối màu cho bé, ba mẹ hãy cho bé mặc những đồ có màu sáng như xanh, vàng , cam, trắng để tránh thu hút muỗi
  • Xông các tinh dầu đuỗi muỗi như tinh dầu sả chanh, quế, bạc hà, khuynh diệp
  • Cho bé sử dụng các thực phẩm giàu vitamin B1 như đậu xanh, các loại hạt và khoai tây sẽ làm cho máu của bé có vị khó chịu đối với muỗi. 
  • Bôi kem chống muỗi Soffell cho bé
  • Sử dụng lưới chống muỗi trên nôi, giường và xe đẩy của bé
  • Sử dụng thuốc chống muỗi

 

trẻ bị muỗi đốt

 

Thuốc chống muỗi là một hình thức bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt vô cùng hiệu quả, nhưng điều quan trọng là ba mẹ cần tuân theo những khuyến nghị sau để tránh không làm tổn thương bé:


  • Dưới 2 tháng tuổi - không nên dùng thuốc chống côn trùng.
  • Từ 2 tháng tuổi trở đi - có thể sử dụng thuốc chống côn trùng có chứa 10% DEET.
  • Từ 12 tháng tuổi - có thể sử dụng thuốc chống côn trùng có chứa Picaridin.
  • Từ 3 tuổi trở lên - có thể sử dụng thuốc chống côn trùng có chứa PMD (p-Menthane-3, 8-diol, hoạt chất trong dầu bạch đàn chanh).

Ngoài ra, ba mẹ hãy lưu ý một số điều sau khi sử dụng thuốc chống muỗi cho bé:


  • Không để trẻ tự bôi thuốc chống muỗi.
  • Tránh bôi thuốc chống muỗi vào tay hoặc gần mắt hoặc miệng.
  • Rửa sạch da và quần áo của họ khi bạn quay vào trong.
  • Luôn đọc và làm theo hướng dẫn trên nhãn, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.


TỔNG KẾT

 

Hy vọng với những kinh nghiệm Aiwibi chia sẻ về cách bảo vệ trẻ bị muỗi đốt ở trên, ba mẹ có thể tìm được cách khắc phục phù hợp và hiệu quả cho bé. Hãy truy cập website aiwibi.vn thường xuyên và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé toàn vẹn nhé.

×