Viêm da tã lót ở trẻ là tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam ta bởi khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là ở các trẻ sơ sinh đến trước 2 tuổi.
Nhiều gia đình vẫn coi nhẹ việc nhận biết và áp dụng phương pháp điều trị đúng cách nên dễ khiến tình trạng bé trở nên nặng hơn.
Ba mẹ hãy cùng Aiwibi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là viêm da tã lót ở trẻ?
Viêm da tã lót ở trẻ còn được gọi là chứng hăm tã, là bệnh rất thường gặp do sự kích ứng da ở vùng dùng tã của trẻ sơ sinh và nhũ nhi.
Các triệu chứng của hăm tã có thể kể đến như: Ban đỏ, sần và vảy da vùng tiếp xúc trực tiếp với tã; bao gồm phần lồi của mông, đùi trong và cơ quan sinh dục.
Thông thường sẽ có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm da tã lót ở trẻ:
- Sự kích ứng da do tiếp xúc với nước tiểu và phân là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng hăm tã.
- Nấm Candida albicans, thường cư trú ở da và vùng quấn tã, khi chúng phát triển quá mức sẽ gây nên các thương tổn da kèm đau rát.
- Nhiễm khuẩn có thể gây ra chứng hăm tã, nguyên nhân có thể cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.
- Sự dị ứng hoặc nhạy cảm đối với các loại kem bôi da, thuốc mỡ, khan ướt, xà phòng, hoặc tã lót cũng có thể gây ra chứng hăm tã.
Các biểu hiện nhận biết viêm da tã lót ở trẻ
Để nhận biết và tìm phương pháp điều trị trước khi trở nặng, ba mẹ hãy lưu ý những dấu hiệu nhận biết sau:
- Viêm da do chà xát: Biểu hiện đỏ da nhẹ ở những vùng bị chà xát thường xuyên với tã lót, những vùng da bị gồm mặt trong đùi, mông, bụng, da vùng sinh dục.
- Viêm da do kích ứng: da trẻ thường sẽ bị mẩn đỏ ở các vùng nếp lằn mông, mông, quanh hậu môn.
- Viêm da do nấm Candida: Các nốt đỏ da chi chít như đầu đinh ghim.
- Kèm theo đó, trẻ có thế có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, khó ngủ, chậm tăng cân
Cách chăm sóc trẻ bị viêm da tã lót và biện pháp phòng ngừa
Để có thể giảm nhẹ và ngăn ngừa tình trạng hăm tã của con tái diễn, ba mẹ cần:
- Thay tã thường xuyên, 1-3 giờ hoặc thay ngay khi bị bẩn và ít nhất 1 lần mỗi đêm.
- Chọn tã vừa vặn, đúng kích cỡ, không nên quá chậy gây cọ xát hoặc hăm;
- Lau khô người cho trẻ trước khi mặc tã mới và trước khi bôi kem chống hăm tã ;
- Hạn chế sử dụng khăn ướt hoặc hoàn toàn không sử dụng, vì khăn ướt có thể gây kích ứng do sự ma sát trên da. a mẹ có thể vệ sinh cho con bằng nước ấm trong bồn tắm/bồn rửa hoặc dùng bông tẩm dầu khoáng để làm sạch phân ở mông của con.
- Đổi nhãn hiệu tã khác nếu nhận thấy trẻ có các biểu hiện kích ứng;
- Nếu em bé bị hăm tã nặng, hãy dùng bình xịt khoáng để vệ sinh vùng hăm thay vì dùng khăn lau chà xát lên vết hăm;
- Trông trẻ để trẻ không mặc tã càng lâu càng tốt;
Nếu trẻ đủ lớn để tập ngồi bô, hãy bỏ tã. Hầu hết các trường hợp; hăm tã xảy ra do viêm da tiếp xúc kích ứng sẽ tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị tại nhà.
Trường hợp viêm da tã lót ở trẻ nào cần đi bệnh viện điều trị?
Ba mẹ cần đi bệnh viện khám ngay khi da vùng kích ứng của bé bị rạn nứt và chảy máu, hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm khi điều trị tại nhà, đã làm đúng những biện pháp tự chăm sóc tại nhà mà tình trạng hăm tã không được cải thiện, đó có thể là một loại bệnh lý khác vùng tã lót mà không phải hăm tã.
Lúc nàu bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm nếu có tình trạng nhiễm trùng hay biến chứng khác.
Kết luận
Viêm da tã lót gây vố số khó chịu cho trẻ, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc. Tình trạng hăm tã nặng còn có thể dẫn đến nhiễm trùng, vô cùng nguy hiểm.
Ba mẹ hãy cố gắng trang bị thêm thật nhiều kiến thức chăm sóc cho trẻ sơ sinh tại website aiwibi.vn để bảo vệ bé phát triển một cách toàn diện nhé.